Lên 2 tuổi, con bạn thực sự phát triển, hiểu biết về mối tương quan giữa các con số và các vật thể. Bé có khả năng phân biệt nhiều và ít, tròn, không tròn…
Sau đây là một số gợi ý giúp chuẩn bị cho bé hiểu về toán:
1. Cùng nhau đếm:
Ðếm những ngón tay và ngón chân từ 1 đến 10 là một trò vui đặc biệt khi kèm với nhịp điệu như “một, hai, ba, bé đi ra.”
2. Phân loại đồ vật:
Tập cho trẻ phân loại những đồ dùng để trẻ hiểu thêm khái niệm về nhóm. Ví dụ như nhờ trẻ tách rời những đồ chơi xe hơi ra khỏi đồ chơi máy bay rồi đếm xem mỗi nhóm có bao nhiêu cái.
3. Dọn bàn ăn:
Ðặt một cái dĩa (bằng nhựa để không bị vỡ) cho một người, hai cái ly cho hai người. giúp bé học được những kỹ năng quan trọng về toán.
4. Gọi đúng tên hình dạng:
Gọi được tên các hình dạng là nền tảng cho trẻ hiểu được toán học. Chơi trò chơi tìm hình vuông, hình tròn trong nhà hay bên ngoài. Chỉ cho bé cách ghép những hình tam giác thành hình vuông.
5. Dạy bé những mối tương quan trong không gian:
Chơi những trò chơi yêu cầu trẻ hiểu được khái niệm xa, gần, trên, dưới. Ðể bé tập học những khái niệm về thể tích và dung lượng bằng cách đổ nước hay cát vào những cái ly hay chén và thay đổi dung lượng từ một đồ chứa này sang đồ chứa khác.
6. So sánh kích cỡ:
Yêu cầu bé tìm được con gấu to và búp bê nhỏ. Xếp hàng những chiếc xe từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất. Chơi một trò chơi nào đó mà bé phải duỗi mình rộng ra hết sức rồi thu người vào hết cỡ.
7. Dạy bé xếp mô hình:
Cho bé xếp những khối gạch màu hay tạo ra những hình dáng khác nhau.
8. Sử dụng những từ có khái niệm toán học:
Những cụm từ biểu thị số lượng như “nhiều” và “một ít” trong những lúc đối thoại hàng ngày.