Cách nhận biết và phòng ngừa cúm gia cầm trên người

Để phòng ngừa cúm, nên hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh bằng cách đeo khẩu trang khi vào vùng dịch.
Các triệu chứng của bệnh cúm nói chung: sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau đầu, đau các cơ xương, khớp, chân tay rã rời, da khô nóng, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, có khi ho tức ngực, miệng đắng buồn nôn…
Cách nhận biết và phòng ngừa cúm gia cầm trên người

Sau đó, nhiệt độ giảm dần, có thể hạ nhanh xuống bình thường rồi vọt lên một ngày, gọi là nhiệt độ dạng V cúm. Các triệu chứng toàn thân dịu dần trong 5-7 ngày. Nhiều bệnh nhân không sốt, chỉ hắt hơi, sổ mũi, ho. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nặng, rất nặng do biến chứng hô hấp, tim mạch thần kinh.
Cúm A type H5N1 cũng có các biểu hiện kể trên, nhưng thường nặng và diễn tiến rất nhanh. Bệnh nhân ho khan, đau ngực, khó thở, tím tái do viêm phổi. Người bệnh có thể sốc nhiễm trùng, suy đa phủ tạng và tử vong. Tuy nhiên, gần đây một số người nhiễm cúm A có triệu chứng nhẹ, không điển hình. Vì vậy, cần đi khám khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở, đau nhức cơ, đau họng…

4 biện pháp phòng tránh cúm gia cầm:

  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống: Rửa mặt, mũi, chân tay ít nhất 2-3 lần/ngày. Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn đường hô hấp trên để nhỏ mũi và súc họng 2-3 lần/ngày. Vệ sinh ăn uống bằng cách không sử dụng các loại thịt từ gia cầm đã mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh: Khi tiếp xúc với nguồn bệnh, phải trang bị bảo hộ, gồm mặt nạ, áo choàng, găng tay, mũ…
  • Tăng cường sức khoẻ bằng cách ăn uống và luyện tập thể dục thể thao.
  • Đến bệnh viện ngay để khám và điều trị khi có các biểu hiện của bệnh như: sốt cao, đau đầu, đau cơ, đau họng, ho…

Cơ sở 1: 028.3844.3719

Cơ sở 2: 028.3811.0318

Cơ sở 3: 028.3636.9674

    LIÊN HỆ NGAY