Back To Top

TRẺ VỪA ỐM DẬY: CHA MẸ NÊN CHUẨN BỊ THỰC ĐƠN BỒI BỔ THẾ NÀO?

GÓC PHỤ HUYNH

Phục hồi sau khi ốm dậy là một quá trình không hề đơn giản, nhất là khi cơ thể của trẻ còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Khi đó, cha mẹ cần chuẩn bị cho con thực đơn dinh dưỡng với đầy đủ những nhóm chất thiết yếu để giúp con phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là chế độ ăn uống khoa học màTrường Mầm Non Quốc Tế Thiên Thần Nhỏ gợi ý cho cha mẹ như sau:

 

Đối với trẻ từ 6-12 tháng tuổi:

Nhóm thức ăn cần được bổ sung đối với nhóm tuổi này bao gồm: Chất bột đường, chất đạm, chất béo và rau xanh.

Nhóm chất bột đường: Có nhiều trong bột, cháo, cơm, nui,... giúp tăng năng lượng cho bé hoạt động. 

Nhóm chất đạm: Có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua và các loại đậu. Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tổng hợp các enzym và nội tiết tố. 

Nhóm chất béo: Vì hệ tiêu hóa của trẻ ở nhóm tuổi này còn yếu, khó tiêu hóa chất béo trong bơ và mỡ động vật nên mẹ sử dụng dầu ăn thay thế nhé.  

Rau xanh: Là một nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin, muối khoáng và chất xơ tốt, giúp cơ thể trẻ phục hồi nhanh chóng sau ốm dậy. 

 

Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên:

Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau nên mẹ cần đa dạng thực đơn, cung cấp đủ tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để con mau bình phục. 

Bên cạnh đó, mẹ nên khuyến khích con uống nhiều nước. Nước sẽ giúp điều hòa cơ thể, giúp trẻ nhanh phục hồi hơn. Đồng thời tăng cường bổ sung vitamin như A, C, D, B cùng các nguyên tố như canxi, kẽm, sắt như nước cam, sữa chua, sữa tươi, thịt bò,...

 

Một số lưu ý trong quá trình bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Cha mẹ nên cho bé ăn những thức ăn dạng lỏng và ít dầu mỡ như cháo hoặc súp. Ngoài ra, hạn chế cho bé ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên xào hoặc đồ ngọt như bánh kẹo.

Tuyệt đối không nên ép bé ăn quá nhiều: Trẻ vừa ốm dậy cơ thể vẫn còn mệt mỏi, chưa thể quay trở lại chế độ ăn như bình thường. Việc cha mẹ ép bé ăn sẽ khiến trẻ thêm mệt mỏi và không chịu ăn, vô tình làm chậm quá trình phục hồi sau bệnh. 

Ngoài ra các mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm nước cam, chanh hay nước ép táo ấm. Các loại nước ép trái cây này giúp cơ thể bù nước và bổ sung vitamin hiệu quả.

Hy vọng những chia sẻ mà Trường Mầm Non Quốc Tế Thiên Thần Nhỏ cung cấp trên bài viết sẽ giúp cho các mẹ có thêm thông tin để chế biến món ăn cho các thiên thần nhỏ của mình. Chúc các con nhanh chóng phục hồi sau ốm dậy và có một cơ thể thật khỏe mạnh.


Các tin cũ hơn

Người xưa có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” tức dạy lễ nghĩa trước khi dạy kiến thức. Vì vậy, trong quá trình nuôi dạy trẻ, cha mẹ nên ưu tiên dạy về lễ nghĩa, cách ứng xử khi nói chuyện với người lớn tuổi sao cho phù hợp. Vậy làm thế nào để giúp con trở nên lễ phép ngay từ khi còn nhỏ? Mời quý phụ huynh hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây từ Trường Mầm Non Quốc Tế Thiên Thần Nhỏ.

Những cảm xúc cá nhân tiêu cực không thể kiểm soát là nguyên nhân chính thúc đẩy con trẻ có hành vi bắt nạt bạn bè. Nếu như phụ huynh phát hiện con mình có hành vi xấu thì nên xử trí thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn một số phương pháp hữu ích mà cha mẹ có thể áp dụng để ngăn chặn hành vi này của con.

Là bậc cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình trở thành một người thông minh, tài giỏi. Chính vì lẽ đó, các phương pháp dạy con thông minh được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bài viết dưới đây, trường mầm non quốc tế thiên thần nhỏ sẽ chia sẻ một số phương pháp giúp kích thích sự phát triển não bộ của con trẻ mà cha mẹ nên áp dụng

Bạo lực ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ

Trẻ sáng tạo, nuôi dưỡng sáng tạo của trẻ

Hãy cho bé ngủ đủ giấc mỗi ngày ba mẹ nhé!

Tính rụt rè được biểu hiện ngay khi còn bé: trẻ thiếu óc sáng kiến, luôn thu mình trong “thế giới cá nhân nhỏ bé”, quan sát những người xung quanh mà không tham gia vào các trò chơi.Trẻ em có tính rụt rè không bao giờ dám đến gần người khác mà chỉ lủi thủi chơi một mình, không dám phát biểu ý kiến và dễ hoảng sợ khi thầy giáo hỏi trên lớp, không bao giờ dám biểu lộ cảm xúc riêng của mình… Điều này sẽ đem lại những thiệt thòi trong cuộc sống sau này.

Khi ta nhìn một đứa trẻ con chơi, cần luôn luôn nhớ là trò chơi đối với bé không phải là một thú tiêu khiển như đối với người lớn. Đối với trẻ em, chơi nghĩa là làm việc trí óc, luyện tập sức lực, là một hoạt động bình thường.

Mỗi ngày qua đi, cha mẹ luôn mong con sống trong tuổi thơ yên bình, đáng nhớ. Hãy khiến bé luôn cảm thấy mình đặc biệt bằng những hành động chất chứa đầy yêu thương.

Con cái học giỏi là điều mong muốn của bất kỳ người làm cha làm mẹ nào. Người xưa đã từng truyền kinh nghiệm: “Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Bạn thử nghiên cứu những lời khuyên sau đây trong vấn đề giáo dục con cái!

Những nghiên cứu của Hội Y Tế Thế giới (World Health Organization) tiên đoán rằng tới năm 2020 thì bệnh trầm cảm sẽ trở thành căn bệnh thứ nhì dẫn đến khiếm khuyết (disability) trên toàn thế giới và căn bệnh thứ nhứt dẫn đến khiếm khuyết ở những nước đang phát triển. Bệnh trầm cảm là một bệnh rất phổ biến. Cứ 100 người có đến 10 người bị bệnh này và xác suất bị bệnh này trong đời người (lifetime prevalence) có thể đến 15%.

Mẹ có thể chơi một trò chơi nhỏ bất cứ khi nào nhìn thấy bé. Ví dụ, bạn cầm một đồng xu rồi giấu về phía sau và đố bé đoán xem nó nằm ở tay nào. Đây là cách tạo dựng mối liên kết vững chắc với bé và làm cho con cảm thấy mình có giá trị. Dưới đây là một số cách khác giúp bạn giao tiếp với bé hơn thành công hơn và gắn chặt thêm sợi dây tình cảm với con. Nói về những điều sẵn có trong trí nhớ của bé, chẳng hạn như về thức ăn, đồ chơi, phim, trò chơi mà bé thích.