Kiến thức, kĩ năng của trẻ dần được mở rộng, phát triển hơn khi trẻ làm việc với mỗi giáo cụ trong các góc hoạt động, tạo cơ sở nền tảng giúp trẻ trưởng thành hơn.
- Góc sinh hoạt (Practical Life):
Bao gồm những công việc gần gũi với sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Trong góc này, trẻ thực hiện những công việc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để có thể tự phục vụ bản thân như đóng mở cúc áo, thắt dây giày, thắt nơ, rót nước, cắt đồ ăn cho mình... Trẻ biết thể hiện sự lễ phép, tôn trọng, quan tâm tới mọi người thông qua việc học các quy tắc ứng xử trong giao tiếp như cách chào hỏi, thưa gửi, cách ngỏ lời giúp đỡ, cách bày tỏ ý kiến của mình trước đám đông… Trẻ sống có trách nhiệm và biết cách chăm sóc môi trường sống xung quanh mình thông qua các công việc như quét hạt, quét giấy, lau nước trên bàn, cắm hoa, lau lá cây...
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
- Góc cảm giác (Sensorial Materials)
Trong góc cảm giác, trẻ không những được củng cố, hệ thống lại những cảm giác, tri giác đã được hình thành, luyện tập ở góc sinh hoạt mà trẻ còn được hình thành năng lực đặc biệt có thể giúp trẻ thực hiện những công việc giàu tính sáng tạo sau này. Đầu tiên, trẻ sẽ được tiếp xúc trực tiếp với các vật thật, vật cụ thể sau đó chuyển sang thực hiện những công việc trên tranh, giấy (thẻ hình, thẻtên…). Giáo cụ trong góc cảm giác được phân loại theo mục đích luyện tập, phát triển từng giác quan riêng biệt: giáo cụ giúp trẻ phát triển thị giác, xúc giác, khứu giác, thính giác và vị giác. Mặc dù có sự phân loại như vậy nhưng hầu như trong tất cả các giáo cụ đều có chức năng phát triển thịgiác và xúc giác.
![]() |
- Góc ngôn ngữ (Language)
Ngôn ngữ hiện diện ở tất cả các góc của lớp học Montessori. Ở góc sinh hoạt thông qua việc cầm muỗng, trẻ được tập cách cầm bút chì, những công việc như nảy hạt, đổ vật, đổ nước… giúp trẻphát triển tai nghe. Ở góc luyện tập giác quan, mỗi giáo cụ đều có các thẻ tên tương ứng giúp trẻbiết tên gọi từng giáo cụ từ đó giúp trẻ phát triển vốn từ. Cũng trong góc này trẻ sử dụng những từvựng về so sánh hơn kém, so sánh nhất như to, nhỏ, to hơn, nhỏ hơn, to nhất, nhỏ nhất… những từvựng như ngọt, đắng, chua, thơm, bùi, lạnh, ấm, nhám, mềm, từ chỉ màu sắc, hình dạng…được trẻlĩnh hội và củng cố thông qua việc luyện tập 5 giác quan. Chỉ trong một góc, trẻ đã có rất nhiều cơhội được lĩnh hội, sử dụng ngôn ngữ. Tiếp đó là góc toán, ngôn ngữ, văn hóa…không thể kể hết, đếm hết cơ hội trẻ được lĩnh hội, phát triển số lượng từ vựng và cơ hội sử dụng chúng. Nhờ vậy, những trẻ học ở trường Montessori có khả năng sử dụng đa dạng, phong phú vốn từ vựng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trước khi được thao tác thực hành tại góc ngôn ngữ, trẻ đã được làm quen với nhiều từ vựng thông qua các vật cụ thể, so sánh về kích thước, hiểu về phương hướng nên trẻ có thể dễ dàng nhận ra và phân biệt những chi tiết nhỏ của chữ viết. Trẻ cũng phân biệt được những chữ giống nhau, những chữ khác nhau thông qua công việc hay trò chơi xếp tiếp hình theoquy tắc, theo hình dạng nhất định.
![]() |
- Góc toán (Mathematics)
Góc toán trong lớp học Montessori được xem là góc trung tâm bởi nó có tính học thuật hơn so với những góc khác. Góc toán rất hệ thống, logic và có sự kế thừa với các bậc học tiếp theo của trẻ. Mọi giáo cụ toán đều được thiết kế, sắp xếp theo nguyên lí đi dần từ cơ bản và cuối cùng là đạt tới chiều sâu của học thuật. Ngay từ đầu trẻ không học số một cách trực tiếp mà trẻ cảm nhận “số” bằng giác quan. Chẳng hạn, trẻ cảm nhận “số” thông qua gậy số, số nhỏ thì gậy ngắn còn số lớn thì gậy dài. Không chỉ nhận biết chữ số bằng mắt, thông qua giáo cụ chữ số cát, trẻ cảm nhận chữ số bằng cảm giác của đầu các ngón tay. Quá trình làm việc với giáo cụ giúp trẻ hiểu cách tạo số lớn từ những số nhỏ, thậm chí không có gì như số “0”, hiểu các số liên tiếp trong phạm vi 1~10, 10 ~100, 100~1000… Trọng tâm của góc toán chính là giáo cụ giúp trẻ hiểu lớp số tự nhiên để từ đó trẻ có thể thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia khó một cách dễ dàng. Ngoài ra, khi làm việc với các giáo cụ trong góc toán, ở trẻ còn phát triển khả năng tư duy, suy luận, trẻ hiểu rõ một quá trình thông qua việc lặp đi lặp lại một công việc mà trẻ thấy hứng thú, muốn tìm tòi.
![]() |
![]() |
- Góc văn hóa (Culture)
Góc văn hóa gồm những công việc với các giáo cụ thuộc 3 lĩnh vực: lịch sử, địa lí, khoa học.Ở góc văn hóa, trẻ tiếp xúc trực tiếp với những vật cụ thể, mô hình sống động liên quan đến các lĩnh vực lịch sử địa lí, khoa học như đồng hồ cát, từ đó trẻ hiểu những khái niệm trừu tượng trong từng lĩnh vực. Chẳng hạn, trẻ làm quen với khái niệm lịch sử bằng cách làm việc với đồng hồ cát. Khi nhìn những hạt cát trôi xuống và tích tụ lại, trẻ dễ dàng hiểu lịch sử là những dấu ấn thời gian giống như những hạt cát đọng phía dưới đồng hồ. Những công việc với các giáo cụ trong góc văn hóa khơi gợi ở trẻ niềm đam mê, cảm hứng tích cực với việc khám phá khoa học, tìm hiểu môi trường xung quanh.
SỰ KHÁC BIỆT CỦA PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI SO VỚI PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG |
- Montessori lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ học tập độc lập sáng tạo thông qua những giáo cụ lôi cuốn, thông qua hoạt động trải nghiệm tất cả các giác quan. Trẻ hiểu những khái niệm trừu tượng thông qua những trải nghiệm các giác quan với các vật cụ thể.
- Lớp học Montessori trộn lẫn lứa tuổi. Môi trường lớp học không phân thứ bậc, một môi trường xã hội “tự nhiên” có khoảng cách về lứa tuổi giữa các trẻ (trộn độ tuổi trong một lớp). Em học theo anh/chị còn anh/chị sẽ dìu dắt, chỉ bảo cho em những bài mình đã được học trước đó.
- Trẻ có quyền tự do lựa chọn, tự đưa ra quyết định. Cá nhân trẻ hứng thú với công việc nào thì sẽ chọn công việc đó để thực hiện.
- Trẻ thực hiện công việc theo nhịp độ, tiến độ của bản thân, trẻ có thể làm công việc trong thời gian dài, không bị ngắt quãng giữa chừng. Mỗi cá nhân trẻ sẽ thực hiện công việc một cách độc lập trong lớp học của mình.
- Tính độc lập của trẻ hình thành từ môi trường lớp học được thiết kế đặc biệt khích lệ phát triển tối đa khả năng độc lập ở trẻ.
- Việc trẻ tự đánh giá bản thân được hình thành từ việc trẻ có thể tự lựa chọn công việc phù hợp với bản thân. Tự trẻ nhận thấy mình làm được hay không thông qua hoạt động với giáo cụ do chính trẻ chọn, có sự kết hợp cùng cô. Do đó, việc đánh giá rất khách quan.
- Sự tương tác giữa cô và trẻ hoàn thiện dần theo sự tiến bộ của trẻ về học thuật cũng như tinh thần. Sự tương tác này giúp cô có thể đánh giá trẻ được chi tiết cụ thể.