Là bậc phụ huynh, ai cũng muốn con mình thông minh, nhanh chóng tiếp thu được kiến thức để bước vào đời. Chính vì vậy mà khi còn nhỏ, cha mẹ luôn cố gắng tìm mọi biện pháp để con được phát triển một cách toàn diện.
Các bậc phụ huynh luôn muốn con mình ngoan ngoãn, cư xử tốt, lớn lên trở thành một con người thành đạt. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại lúng túng khi dạy con theo bản năng, thậm chí sử dụng đòn roi thường xuyên khiến trẻ có hành vi tự kỷ, trầm cảm. Vậy làm thế nào để nuôi dạy con đúng cách? Những phương pháp được gợi ý dưới đây sẽ giúp quý phụ huynh có cách xử trí đúng đắn, giúp con nên người.
Phục hồi sau khi ốm dậy là một quá trình không hề đơn giản, nhất là khi cơ thể của trẻ còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Khi đó, cha mẹ cần chuẩn bị cho con thực đơn dinh dưỡng với đầy đủ những nhóm chất thiết yếu để giúp con phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là chế độ ăn uống khoa học mà Trường Mầm Non Quốc Tế Thiên Thần Nhỏ gợi ý cho cha mẹ như sau:
Người xưa có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” tức dạy lễ nghĩa trước khi dạy kiến thức. Vì vậy, trong quá trình nuôi dạy trẻ, cha mẹ nên ưu tiên dạy về lễ nghĩa, cách ứng xử khi nói chuyện với người lớn tuổi sao cho phù hợp. Vậy làm thế nào để giúp con trở nên lễ phép ngay từ khi còn nhỏ? Mời quý phụ huynh hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây từ Trường Mầm Non Quốc Tế Thiên Thần Nhỏ.
Những cảm xúc cá nhân tiêu cực không thể kiểm soát là nguyên nhân chính thúc đẩy con trẻ có hành vi bắt nạt bạn bè. Nếu như phụ huynh phát hiện con mình có hành vi xấu thì nên xử trí thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn một số phương pháp hữu ích mà cha mẹ có thể áp dụng để ngăn chặn hành vi này của con.
Là bậc cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình trở thành một người thông minh, tài giỏi. Chính vì lẽ đó, các phương pháp dạy con thông minh được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bài viết dưới đây, trường mầm non quốc tế thiên thần nhỏ sẽ chia sẻ một số phương pháp giúp kích thích sự phát triển não bộ của con trẻ mà cha mẹ nên áp dụng
Tính rụt rè được biểu hiện ngay khi còn bé: trẻ thiếu óc sáng kiến, luôn thu mình trong “thế giới cá nhân nhỏ bé”, quan sát những người xung quanh mà không tham gia vào các trò chơi.Trẻ em có tính rụt rè không bao giờ dám đến gần người khác mà chỉ lủi thủi chơi một mình, không dám phát biểu ý kiến và dễ hoảng sợ khi thầy giáo hỏi trên lớp, không bao giờ dám biểu lộ cảm xúc riêng của mình… Điều này sẽ đem lại những thiệt thòi trong cuộc sống sau này.
Khi ta nhìn một đứa trẻ con chơi, cần luôn luôn nhớ là trò chơi đối với bé không phải là một thú tiêu khiển như đối với người lớn. Đối với trẻ em, chơi nghĩa là làm việc trí óc, luyện tập sức lực, là một hoạt động bình thường.
Mỗi ngày qua đi, cha mẹ luôn mong con sống trong tuổi thơ yên bình, đáng nhớ. Hãy khiến bé luôn cảm thấy mình đặc biệt bằng những hành động chất chứa đầy yêu thương.
Con cái học giỏi là điều mong muốn của bất kỳ người làm cha làm mẹ nào. Người xưa đã từng truyền kinh nghiệm: “Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Bạn thử nghiên cứu những lời khuyên sau đây trong vấn đề giáo dục con cái!
Những nghiên cứu của Hội Y Tế Thế giới (World Health Organization) tiên đoán rằng tới năm 2020 thì bệnh trầm cảm sẽ trở thành căn bệnh thứ nhì dẫn đến khiếm khuyết (disability) trên toàn thế giới và căn bệnh thứ nhứt dẫn đến khiếm khuyết ở những nước đang phát triển. Bệnh trầm cảm là một bệnh rất phổ biến. Cứ 100 người có đến 10 người bị bệnh này và xác suất bị bệnh này trong đời người (lifetime prevalence) có thể đến 15%.
Mẹ có thể chơi một trò chơi nhỏ bất cứ khi nào nhìn thấy bé. Ví dụ, bạn cầm một đồng xu rồi giấu về phía sau và đố bé đoán xem nó nằm ở tay nào. Đây là cách tạo dựng mối liên kết vững chắc với bé và làm cho con cảm thấy mình có giá trị. Dưới đây là một số cách khác giúp bạn giao tiếp với bé hơn thành công hơn và gắn chặt thêm sợi dây tình cảm với con. Nói về những điều sẵn có trong trí nhớ của bé, chẳng hạn như về thức ăn, đồ chơi, phim, trò chơi mà bé thích.
Nhiều ông bố bà mẹ lúng túng không biết làm cách nào để đối phó với tính cứng đầu của con. Xin giới thiệu 4 phương pháp điều trị trẻ cứng đầu hữu hiệu:
Hầu hết trước khi nhận một chứng chỉ nào đó, các bạn đều được đào tạo nhiều hơn trước khi trở thành cha mẹ. Tự đào tạo mình cách giao tiếp hiệu quả với con trẻ sẽ là chìa khoá giúp bạn đạt được các mục tiêu làm cha mẹ. Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn giao tiếp thành công với con trẻ.
Nhớ rằng con cái học bằng cách quan sát bạn, kể cả khi bạn không biết điều đó. Vì vậy, hãy trở thành hình mẫu lí tưởng cho trẻ noi theo. 10 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn. Thẳng thắn về nguyên tắc của gia đình Đừng nhầm tưởng rằng lũ trẻ đã nắm được tất cả các nguyên tắc không được đi chơi về muộn, không được hút thuốc, phải dọn dẹp và quét tước nhà cửa….
Bạn bè rất quan trọng trong thời thơ ấu và chơi cũng là cách hay để trẻ kết bạn. Hai đứa trẻ ở cạnh nhau không có nghĩa là chúng sẽ chơi với nhau. Bạn đừng ngạc nhiên nếu mỗi đứa ra một góc và tự chơi đồ chơi của mình. Những mẹo dưới đây từ Shenkows sẽ giúp bạn khuyến khích con chơi theo nhóm và kết bạn trong quá trình đó.
Ngay cả khi bạn nhớ số điện thoại cấp cứu thì cũng nên dán nó trong nhà ở vị trí dễ nhìn nhất, để con bạn có thể nhìn thấy khi cần. Bạn cũng cần học và dạy con một số động tác xử lý như cầm máu, chăm sóc vết bỏng... để cứu mình và người khác.
Lên 2 tuổi, con bạn thực sự phát triển, hiểu biết về mối tương quan giữa các con số và các vật thể. Bé có khả năng phân biệt nhiều và ít, tròn, không tròn...
Cha mẹ nên dạy bé bằng những câu như: "Suỵt, con nên giữ yên lặng khi chị gái đang ngủ", "Con đừng chơi hoặc lấy những đồ/vật không phải của mình".... Những bài học này cần nói nhỏ nhẹ với trẻ nhưng phải đầy kiên quyết.
Người lớn nên sử dụng những từ mô tả hình dạng và kích thước vật thể trong quá trình dạy trẻ con học nói để tăng khả năng tư duy không gian của chúng. Giáo sư Susan Levine, một nhà nghiên cứu của Đại học Chicago tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp mời 52 trẻ em trong độ tuổi từ 1 tới 4 cùng cha mẹ chúng tham gia một thử nghiệm. Họ yêu cầu các phụ huynh giao tiếp, tương tác với con của họ nhiều lần, mỗi lần kéo dài 90 phút. Những lần giao tiếp như vậy được thực hiện liên tục trong 4 tháng, Telegraph đưa tin.
Để phòng cúm, nên hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh bằng cách đeo khẩu trang khi vào vùng dịch. Các triệu chứng của bệnh cúm nói chung: sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau đầu, đau các cơ xương, khớp, chân tay rã rời, da khô nóng, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, có khi ho tức ngực, miệng đắng buồn nôn...