Back To Top

Chương trình giáo dục khối lớp Pluto 1( 25-36 tháng )

I.Phát triển thể chất

1.Dinh dưỡng

• Tập luyện nền nếp, thói quen tốt  trong sinh hoạt theo lứa tuổi nhà trẻ: 

- Vui vẻ, thoải mái, ăn hết suất, ngủ đủ giấc.

- Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau.  

- Luyện thói quen ngủ một giấc trưa.

 

2.Sức khoẻ và tự chăm sóc bản thân

• Tập tự phục vụ: 

- Xúc cơm, uống nước không bị đổ, để ly chén đúng nơi.  

- Tự mặc  quần áo ( có sự giúp đỡ ),  đi dép,  đi vệ sinh,  cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt với sự giúp đỡ của người lớn. 

- Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.

- Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định.

-  Sử dụng thao tác đơn giản trong rửa tay, lau  mặt.

- Biết để dép đúng nơi quy định.

- Nhận biết & tránh một số vật dụng, nơi gây nguy hiểm : không được phép sờ vào hoặc đến gần 

 

3.Vận động

• Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu:

- Tự tin leo trèo.

- Đá bóng. 

- Chạy an toàn trên chân.

- Ngồi vững chắc: trên sàn, hoặc ngồi xổm.

- Ném bóng về phía trước.

- Bước lên, xuống cầu thang 2 bước 1

- Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay- mắt: 

- Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò xé, xếp ghép hình. 

- Tập cầm bút tô, vẽ. Lật mở trang sách thành thạo .

 

II.Phát triển nhận thức

1.Luyện tập và  phối hợp các giác quan: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác

-Tìm đồ vật vừa mới cất giấu.

- Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc.

- Sờ nắn, nhìn, ngửi ... đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật..

- Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng - mềm, trơn (nhẵn) - xù xì.

 

2.Nhận biết

- Nhận biết 3 màu: đỏ, vàng, xanh. 

- Nhận biết kích thước to - nhỏ. 

- Phân biệt hình tròn, hình vuông.

- Phân biệt vị trí trong không gian (trên - dưới, trước - sau) so với bản thân trẻ.

- Nhận biết số lượng một - nhiều.

- Bản thân, người gần gũi : Tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân. Đồ dùng, đồ chơi của bản thân và của nhóm/lớp. Biết tên của bố mẹ, anh chị, cô giáo, tên một số bạn trong lớp.

- Phân biệt thời gian : tối, sáng

- Nhận biết mối quan hệ rộng hơn trong gia đình: ông bà, cô, chú, dì…..

 

III.Phát triển ngôn ngữ

1.Nghe

- Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói.  Nghe các câu hỏi: Cái gì đó?  để Làm gì? Như thế nào? để ở đâu?

- Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn. Thích lặp lại những câu từ vui, lặp đi lặp lại.

 

2.Nói

-Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.

- Phát âm rõ ràng hơn.

- Biết bắt chuyện với với cô và các bạn trong nhóm.

- Trả lời được các câu hỏi: Thế nào? Để làm gì? tại sao? cái gì?, làm gì? ở đâu?, 

- Tập kể lại truyện ngắn quen thuộc có gợi ý . Tự “Kể chuyện”. 

- Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài.

- Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3-4 tiếng.

- Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn( ạ , dạ không… ) 

 

3.Làm quen với đọc, viết

- Lắng nghe khi người lớn đọc sách.

- Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh.

- Viết nguệch ngoạc khi được đưa bút sáp

 

IV.Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

 

1.Phát triển tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ

- Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức giận.

- Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc: Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau; nghe âm thanh của các nhạc cụ.  Thích hát và tập vận động đơn giản theo nhạc một số bài hát.

- Vẽ nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh:Vẽ các đường nét khác nhau, di mầu, xé, vò, xếp hình, xem tranh.

 

2.Phát triển kỹ năng xã hội

• Xây dựng sự tự tin:

- Tập tách rời người chăm sóc với sự hổ trợ và khuyến khích của cô.

- Thể hiện sở thích và những điều trẻ quan tâm.

 • Tạo mối quan hệ tích cực:

- Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.

- Bắt đầu chú ý và thể hiện sự quan tâm đến những bạn khác.

- Nhận biết cảm xúc của người khác và đáp lại một cách phù hợp. 

- Quan tâm đến các vật nuôi.

• Hành vi văn hoá giao tiếp đơn giản:

- Thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiếp: chào  tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi,  nói từ “dạ”, ‘vâng ạ”; chơi cạnh bạn, không đánh bạn.

- Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp: xếp hàng chờ đến lượt, bước đầu tự thu dọn đồ dùng đồ chơi sau khi chơi, ăn uống, vệ sinh... vào nơi qui định. 

 

3.Xây dựng ý thức và kiểm soát hành vi

-Ý thức về bản thân: Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài bản thân. Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình.

- Thực hiện yêu cầu đơn giản của giáo viên.

- Nhận biết những hành động có thể gây tổn thương người khác.

- Thể hiện sự hiểu biết và hợp tác với những qui định và nề nếp trong lớp.

- Biết tự kiềm chế những hành động không nên làm.

- Biết tự vượt qua tâm trạng buồn bằng cách tham gia vào hoạt động vui chơi mới.