Back To Top

Phương pháp Montessori

Tiến sĩ MARIA MONTESSORI
Maria Montessori sinh ngày 31 tháng 08 năm1870 Xuất thân từ gia đình căn bản, là con gái của một gia đình giàu có, có học vấn cao nên ngay từ nhỏ việc học của bà đã được cha mẹ rất quan tâm, chú ý. Điều này cũng tạo ra sự khác biệt giữa bà với hình mẫu người phụ nữ thời đó. Trong khi công việc chủ yếu của phụ nữ lúc bấy giờ là học đan lát, thêu thùa hoặc cao hơn là làm giáo viên thì bà lại mong muốn trở thành bác sĩ, công việc vốn chỉ dành cho nam giới. Định kiến xã hội về vai trò người phụ nữ đã làm cho con đường trở thành bác sĩ vốn gian nan càng trở nên khó khăn gấp bội đối với bà. Nhưng cuối cùng, bà cũng đã đạt được ước mơ của mình và trở thành nữ bác sĩ đầu tiên của Ý vào năm 1896 rồi sau này là nhà giáo dục.

MONTESSORI GIÚP TRẺ TRƯỞNG THÀNH HƠN
Lớp học Montessori là một môi trường đặc biệt vừa đảm bảo sự nghiêm túc, kỉ luật vừa đảm bảo sự tự do, hào hứng ở tất cả các trẻ. Môi trường đặc biệt này được xác định bởi hai yếu tố trọng tâm là giáo cụ Montessori và giáo viên đã được đào tạo về phương pháp Montessori. Trong lớp học Montessori, các giáo cụ được giáo viên sắp xếp vào 5 góc hoạt động: góc sinh hoạt (hay góc luyện tập các kĩ năng sinh hoạt), góc cảm giác (hay góc luyện tập giác quan), góc toán, góc ngôn ngữ và góc văn hóa. Kiến thức, kĩ năng của trẻ dần được mở rộng, phát triển hơn khi trẻ làm việc với mỗi giáo cụ trong các góc hoạt động, tạo cơ sở nền tảng giúp trẻ trưởng thành hơn.

Xem thêm