I.Phát triển thể chất.
1.Dinh dưỡng
- Nhận biết thực phẩm các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất
- Hiểu sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (tiêu chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…).
- Có thói quen tốt trong ăn uống: uống nước chín, rữa tay trước khi ăn.
- Biết cách thức chuẩn bị chế biến 1 số món ăn đơn giản( nhặt rau, rửa rau củ…)
2.Sức khoẻ và tự chăm sóc bản thân
•Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt:
- Biết rửa tay, lau mặt, đánh răng
- Biết tháo vớ, cởi quần áo khi bị ướt bẩn.
- Biết cài, cởi cúc; đóng hay mở khoá kéo của áo khoác.
- Tự mặc quần, tự rót nước từ bình vào ly, thu dọn xếp cất đồ chơi.
- Biết sử dụng đồ dùng ăn uống đúng cách.
- Khi ăn biết mời, ăn từ tốn, không vừa ăn vừa nói.
- Tập rửa tay bằng xà phòng
- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
• Giữ gìn sức khoẻ và an toàn:
- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người.
- Nhận biết trang phục theo thời tiết.
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm.
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
3.Vận động
• Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
• Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động
- Đi kiễng gót; Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh; Đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc; Đi trong đường hẹp.
- Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc. Bò chui qua cổng. Trườn về phía trước. Bước lên, xuống bục cao (cao 30cm).
- Lăn, đập, tung bắt bóng với cô. Ném xa bằng một tay. Ném trúng đích bằng một tay. Chuyền bắt bóng hai bên theo hàng ngang, hàng dọc.
- Bật tại chỗ. Bật về phía trước. Bật xa 25 - 30 cm.
• Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ
- Gập, đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay cổ tay, cuộn cổ tay. Đan, tết. Xếp chồng các hình khối khác nhau. Xếp tháp nhiều tầng. Ghép hình. Xé, dán giấy. Sử dụng kéo, bút . Tô vẽ nguệch ngoạc. Dùng ngón tay cái và trỏ nhặt vật nhỏ.
II.Phát triển nhận thức
1.Khám phá khoa học
• So sánh được hai nhóm đồ vật, nhận biết vì sao bằng nhau, vì sao không bằng nhau, nhận biết 1 và nhiều hơn.
• Nhận biết các đồ vật, cây hoa, trái có hình dạng, đặc điểm khác nhau, giống nhau xung quanh.
• Mô tả về hình dạng đồ vật gần gũi.
• Nhận biết đặc điểm giống nhau qua hình dạng, tiếng kêu đặc điểm của vài bộ phận của con vật gần gũi.
2.Toán học
• Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5, từ 1 đến 5 và đếm nhiều hơn theo khả năng. Có thể ghép đúng con số với đồ vật.
- Nhận biết 1 và nhiều.
- Biết sử dụng các từ to – nhỏ, cao – thấp, nặng – nhẹ.
• Xếp tương ứng : Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi.
• So sánh, sắp xếp theo qui tắc : So sánh 2 đối tượng về kích thước. Xếp xen kẽ.
• Hình dạng : Nhận biết, gọi đúng tên các hình: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và nhận dạng các hình đó trong thực tế. Sử dụng các hình hình học để chắp ghép
• Định hướng trong không gian và định hướng thời gian: Nhận biết phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, tay phải - tay trái của bản thân.
3.Khám phá xã hội
•Bản thân, gia đình, trường mầm non, cộng đồng:
- Họ tên, tuổi, giới tính của bản thân.
- Tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình. Địa chỉ gia đình.
- Tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo.
-Tên các bạn, đồ dùng, đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường.
• Một số nghề trong xã hội:
- Tên gọi một số nghề và các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra.
- Ích lợi của một số nghề phổ biến
III.Phát triển lĩnh vực cá nhân, cảm xúc – thẩm mỹ, xã hội
1.Phát triển tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ
* Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh.
- Biểu hiện sự quan tâm, giúp đỡ hoặc an ủi bạn khác khi bạn buồn.
- Nhận biết những hành động có thể gây tổn thương hoặc làm đau người khác.
- Cảm nhận và thể hiện được một số trạng thái xúc cảm ( vui, buồn, tức giận) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, trò chơi; hát, vận động.
- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình).
- Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
• Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình).
- Nghe các bài hát, bản nhạc (nhạc trẻ em, dân ca).
- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát.
- Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
- Sử dụng được một số vật liệu, dụng cụ để tạo ra các sản phẩm: vẽ, nặn, cắt, dán, xếp hình có màu sắc, kích thước, hình khối đơn giản theo ý thích của mình.
- Nhận xét sản phẩm tạo hình.
• Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình).
- Vận động đơn giản theo ý thích khi hát/nghe các bài hát, bản nhạc dân ca của địa phương quen thuộc.
- Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích.
- Đặt tên cho sản phẩm của mình.
2.Phát triển kỹ năng xã hội
- Cử chỉ, lời nói lễ phép (chào hỏi, cảm ơn khi được nhận quà hoặc được giúp đỡ ), biết chờ đợi đến lượt.
- Tự thực hiện một số công việc đơn giản được giao.
- Tự tin khi giao tiếp với người lớn, bạn.
- Biết sử dụng một số từ, câu văn hóa trong giao tiếp: xin lỗi, cảm ơn, thưa gửi….
- Có hành vi văn hóa: lấy giấy lau mũi, tay, ho che miệng...; Cầm hay đưa, nhận đối với người lớn bằng hai tay…; Biết gõ cửa khi vào nhà khách, bỏ dép ra ngoài khi vào phòng…
- Biết cầm điện thoại khi giao tiếp: Xưng danh, hỏi tên người gửi, chuyển ĐT cho người cần gặp.
- Nhận biết tiết kiệm điện, nước.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường: lớp học ( cất dọn đồ chơi , bỏ rác đúng nơi quy định.)
- Bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối.
3.Xây dựng ý thức và kiểm soát hành vi
- Nắm được một số quy định ở lớp và gia đình (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ).
- Thể hiện sự hiểu biết và hợp tác với những qui định và nề nếp trong lớp.
- Hiểu và thực hiện lời cô dạy và giúp đỡ bạn làm theo.
- Tự tìm kiếm sự an toàn, dỗ dành từ cô giáo, người thân khi cần thiết.
- Nhận biết hành vi một vài “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu” trong khi chơi, giao tiếp với bạn, người lớn..
- Tập kiềm chế những hành động không nên làm ví dụ tự điều chỉnh hoặc dừng lại khi thấy việc đó không tốt.